DU HỌC MỸ

du-hoc-my-3

1. Tại sao nên chọn du học Mỹ

Theo báo cáo của Hiệp hội Du học quốc tế Mỹ (Institute of International Education), trong năm học 2021-2022, tổng số lượng du học sinh tại Mỹ đã đạt mức 948,519, tăng 4% so với năm trước đó.

Trong số đó, có hơn 290.086 du học sinh đến từ Trung Quốc, là quốc gia đóng góp nhiều nhất vào số lượng du học sinh ở Mỹ, tiếp đến là Ấn Độ với hơn 199.182 sinh viên. Các quốc gia khác như Hàn Quốc, Saudi Arabia và Canada cũng có số lượng du học sinh đáng kể tại Mỹ. Việt Nam cũng đang trở thành một trong những quốc gia đóng góp nhiều du học sinh đến Mỹ với hơn 20.000 sinh viên trong năm học 2021-2022.

1.1 Chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới

Mặc dù không có lịch sử giáo dục lâu đời như Anh quốc nhưng Mỹ được xem là một trong những quốc gia có chất lượng giáo dục thuộc top đầu của thế giới. Theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher Education 2023, trong danh sách 10 trường đại học tốt nhất thế giới, Hoa Kỳ đã chiếm 7 trường gồm có đại học Harvard, đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Công nghệ California, Đại học Princeton, đại học California và đại học Yale.

Sau đây là những điểm mạnh của hệ thống giáo dục Mỹ:

  • Đa dạng chương trình và ngành học: Mỹ có các chương trình và ngành học phong phú, từ kỹ thuật, khoa học, kinh doanh, y học, ngành nghệ thuật đến khoa học xã hội. Du học sinh có thể lựa chọn theo sở thích và mục tiêu học tập của mình.
  • Sự phong phú của trường đại học: Có hơn 4.000 trường đại học và cao đẳng tại Mỹ, bao gồm cả các trường công lập và tư nhân. Việc này tạo ra sự đa dạng về chất lượng, môi trường học tập và cơ hội nghiên cứu
  • Chất lượng giảng dạy: Giảng viên tại các trường Đại học Mỹ đều có chuyên môn cao (tiến sĩ, giáo sư) về ngành, lĩnh vực dạy. Không chỉ giúp sinh viên trang bị những kiến thức nền tảng chuyên sâu mà còn chia sẻ sự sáng tạo, vượt bậc trong ngành. Từ đó, giúp cho sinh viên sau khi ra trường có chất lượng cao, đầu quân vào các tập đoàn lớn..
  • Cơ sở vật chất và công nghệ tiên tiến: Là một đất nước trong top đầu thế giới, Mỹ luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục không chỉ con người mà còn cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. Các trường Đại học ở Mỹ sẵn sàng chi hàng tỉ đô la mỗi năm để cập nhật công nghệ, giúp sinh viên được tiếp cận nhanh chóng, cơ hội thử nghiệm tuyệt vời.

1.2 Hệ thống giáo dục Mỹ linh hoạt, phân cấp rõ ràng

Hệ thống giáo dục Hòa Kỳ được chia thành các cấp độ khác nhau, bao gồm: mầm non, tiểu học, trung học, đại học và cao học. Mỗi cấp độ đều có các yêu cầu và mục tiêu học tập riêng biệt. Học sinh thường phải hoàn thành các cấp độ trước đó để tiến lên cấp độ tiếp theo. Sự phân cấp này giúp định hướng và đảm bảo tiến trình học tập liên tục và cụ thể.

Hệ thống giáo dục bậc đại học của Mỹ cụ thể như sau:

  • Các trường đại học được chia thành trường công lập (Public Universities) và trường tư nhân (Private Universities).
  • Bậc đại học tại Mỹ có hai loại chính: đại học 4 năm (four-year university/four-year college) và cao đẳng cộng đồng (community college).
  • Đại học 4 năm cấp bằng cử nhân (bachelor’s degree) cho sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học trong 4 năm.
  • Cao đẳng cộng đồng cấp bằng cao đẳng (associate degree) cho sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học trong 2 năm.
  • Sinh viên có thể chuyển tiếp từ cao đẳng cộng đồng sang đại học 4 năm để hoàn thành bằng cử nhân.
  • Có hai hệ thống trường nổi bật ở Hoa Kỳ là Đại học Tổng hợp (National University) và Đại học Khai phóng (Liberal Arts College)
  • National University (NU) là những trường có quy mô lớn, nhiều ngành học, thường có các trường cao học và các viện nghiên cứu.
  • Liberal Arts College (LAC) là những trường có quy mô nhỏ, chỉ tập trung đào tạo hệ cử nhân, kỹ sư hoặc các lĩnh vực nghệ thuật, thường không có các trường cao học và các viện nghiên cứu.

Đặc biệt, hệ thống giáo dục Mỹ nổi tiếng vì tính linh hoạt và đa dạng. Học sinh và sinh viên có nhiều tùy chọn để chọn các môn học, chương trình học, và cách tiếp cận kiến thức. Tùy thuộc vào quy định của từng trường và khu vực học tập, học sinh có thể tùy chỉnh lịch trình học tập của họ để phù hợp với sở thích và mục tiêu cá nhân.

1.3 Bằng cấp giá trị, được công nhận trên toàn cầu

Bởi được nằm trong danh sách chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, đầu ra tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Mỹ có giá trị và ưu tiên hơn khi ứng tuyển vào các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn trên thế giới. Thậm chí, các sinh viên sau khi ra trường tại các trường đại học danh giá tại Mỹ, nhà tuyển dụng sẵn sàng mời về làm việc với đãi ngộ cao, cơ hội trở thành công dân Mỹ.

1.4 Môi trường học tập đa dạng nền văn hóa

Hoa Kỳ được biết đến là một quốc gia đa văn hóa, thu hút sinh viên từ 200 quốc gia trên thế giới. Điều này tạo nên một môi trường học tập đa dạng và phong phú, đem lại nhiều lợi ích cho du học sinh.

Môi trường học tập đa văn hóa giúp du học sinh mở rộng tầm nhìn và định hình lại quan điểm cá nhân. Khi tiếp xúc với sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau, du học sinh có cơ hội hiểu và tôn trọng những giá trị, quan điểm và phong cách sống khác biệt. Việc trải nghiệm sự đa dạng này khuyến khích sự linh hoạt tư duy, khả năng chấp nhận và làm việc cùng những người có nền văn hóa và quan điểm khác nhau.

Hơn nữa, môi trường đa văn hóa còn tạo điều kiện cho sự giao lưu và học hỏi đa chiều. Du học sinh có cơ hội trao đổi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm với sinh viên từ các quốc gia khác.

1.5 Cơ hội phát triển bản thân

Du học đại học Mỹ là một môi trường giúp bạn thỏa sức phát triển bản thân bằng nhiều con đường khác nhau như: đi làm thêm các công việc liên quan đến ngành học, hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn hóa các nước… Từ đó, giúp bạn hình thành và phát triển được khả năng lãnh đạo, tích lũy kinh nghiệm làm việc sau này.

1.5 Hạn chế du học Mỹ

Mặc dù việc du học ở Mỹ mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số hạn chế nhất định.

  • Chi phí cao: Du học Mỹ đòi hỏi một nguồn tài chính lớn do học phí và chi phí sinh hoạt cao. Đây là một rào cản đối với học sinh Việt Nam khi muốn theo học đại học tại Mỹ.
  • Cạnh tranh khốc liệt: Mỹ là lựa chọn phổ biến của du học sinh trên toàn thế giới nên học sinh phải cạnh tranh với hàng ngàn ứng viên khác trong việc tuyển sinh và xin học bổng vào các trường đại học hàng đầu.
  • Sự xa cách gia đình và khác biệt văn hóa: Khi rời xa quê hương và gia đình, du học sinh thường phải đối mặt với sự cô đơn và nhớ nhà. Đồng thời, việc thích nghi với một môi trường khác biệt về ngôn ngữ, thói quen, tập tục và quy tắc xã hội có thể ra sự bất tiện ban đầu.

2. Hệ thống giáo dục Mỹ

2.1 Cấp tiểu học và Trung học

Bậc tiểu học và trung học tại Mỹ kéo dài 12 năm, từ lớp 1 – lớp 12. Học sinh Mỹ bắt đầu đi học từ năm 5 – 6 tuổi, giống như học sinh tại Việt Nam.

Thông thường phụ huynh quốc tế và Việt Nam thường gửi con em mình đến Mỹ học từ năm lớp 11 và lớp 12 để chuẩn bị cho việc lên cao đẳng, đại học tại Mỹ. Tuy nhiên, đối với một số phụ huynh có định hướng cho con đi du học từ đầu có thể gửi con đến Mỹ học từ năm lớp 6, lớp 7 hoặc thấp hơn.

2.2 Cao đẳng – Đại học – Sau Đại học

Cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề: Những trường cao đẳng kỹ thuật và dạy nghề thường cung cấp những cương trình đào tạo ngắn hạn khoảng 2 năm hoặc ít hơn để cung cấp cho sinh viên những kỹ năng cụ thể về một nghề nghiệp nào đó.

Cao đẳng cộng đồng: Trường cao đẳng cộng đồng có thể là trường công hoặc trường tư và có liên kết chặt chẽ với các bên liên quan. Học phí tại cao đẳng cộng đồng thấp hơn so các trường cao đẳng có liên kết với các trường đại học cho phép sinh viên chuyển tiếp lên đại học và theo học năm thứ 3 của chương trình đại học.

Đại học tư: Trường đại học tư là những trường lấy kinh phí từ các nguồn tài trợ, trợ cấp và đóng góp từ các cựu sinh viên. Các trường này thường có lượng sinh viên theo học ít hơn so với các trường đại học tiểu bang.

Đại học tiểu bang: Các trường đại học tiểu bang được thành lập và cấp kinh phí bởi chính phủ Mỹ. Trường đại học tiểu bang thường thấp hơn các trường tư và các sinh viên nội bang thường thấp hơn so với sinh viên ngoại bang. Du học sinh quốc tế thừng bị phân vào nhóm sinh viên ngoại bang và phải đáp ứng những tiêu chuẩn tuyển sinh cao học sinh viên nội bang.

3. Chi phí du học Mỹ

3.1 Học phí du học Mỹ ở các bậc học

Học phí ở Mỹ khá đắt đỏ. Các trường tự do quy định của riêng mình, có thể khác nhau rất nhiều giữa các trường, vì vậy cần kiểm tra xem chương trình của mình có học phí bao nhiêu trước khi đăng ký, xem trường công lập và tư thục.

Dưới đây là mức học phí tham khảo của các bậc học tại Mỹ

Trung học phổ thông Bậc trung học phổ thông tại Kỹ kéo dài từ lớp 9 – 12. Tùy theo nhu cầu học tập mà mức học phí du học Mỹ bậc trung học phổ thông có sự thay đổi.
Trung học công lập Đối với khu vực bình thường: Chi phí du học bậc trung học tại Mỹ ở trường công lập trong khoảng 18.000 – 22.000 USD/năm.

Đối với các khu vực đắt đỏ: Chi phí du học trong khoảng 24.000 – 35.000 USD/năm.

Lưu ý: Chi phí này đã bao gồm HP, chi phí ăn ở, bảo hiểm…

Trung học tư thục Bạn chọn học tập tại trường trung học tư thục, chi phí du học tại đây dao động trong khoảng 40.000 – 60.000 USD/năm (đắt gấp 2 – 3 lần so với trường công lập). Tỷ lệ thuận là chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất cũng cao hơn.

Mặt khác, du học sinh còn có cơ hội ở tại các gia đình người bản xứ để có thể hòa nhập với cách sinh hoạt và nền văn hóa của nước Mỹ.

Trung học bán trú Chi phí du học trung học phổ thông bán trú tại Mỹ là 30.000 USD/năm trở lên. Đối với các bang có mức phí cao như California hay Massachusett thì có thể xấp xỉ 60.000 USD/năm.

Đối với hình thức này, sau thời gian học tập ở trường, du học sinh sẽ về sống tại homestay.

Trung học nội trú Chi phí du học trung học phổ thông nội trú tại Mỹ khoảng 45.000 – 70.000 USD/năm.

Đối với hình thức này, mọi hoạt động học tập, ăn ở… của du học sinh đều diễn ra trong khuôn viên trường.

Bậc Đại học, Cao đẳng Tương tự như bậc trung học, các trường Đại học công lập, Đại học tư thục và các trường Cao đẳng không giống nhau. Thông thường, mức học phí cao hay thấp phụ thuộc phần lớn vào danh tiếng của trường mà bạn theo học

–                     Trường cao đẳng công lập hệ 2 năm: 12.000 – 20.000 USD/năm

–                     Các trường đại học công lập hệ 4 năm: 25.000 – 35.000 USD/năm

–                     Cao đẳng/đại học tư hệ 4 năm: 30.000 – 50.000 USD/năm

Bậc sau Đại học Và trung bình chi phí học Thạc sỹ, Tiến sỹ tại Mỹ sẽ là từ 15.000 – 40.000 USD/năm (tuỳ từng chuyên ngành và trường học).

3.2 Chi phí sinh hoạt

Chi phí sinh hoạt ở Mỹ khác nhau tùy vào khu vực bạn lựa chon để du học.  Ví dụ, chi phí ở Idaho thấp hơn so với bang láng giềng Washington. Tương tự, bạn học ở Kansas hay Missouri sẽ thấp hơn ở Oakland hay California. Đáng chú ý, các thành phố như New York, San Francisco và Los Angeles có thể có chi phí cao hơn đáng kể so với những nơi khác ở Mỹ.

  • Chi phí cho chỗ ở

Chi phí chỗ ở khi du học Mỹ là bao nhiêu phụ thuộc vào hình thức nhà ở mà du học sinh chọn và thành phố nơi bạn đang sống:

Đăng ký ở lại ký túc xá của trường Hầu hết sinh viên ở Hoa Kỳ sống trong ký túc xá và việc ở chung phòng ký túc xá là chuyện bình thường. Điều này giúp chi phí thấp hơn rất nhiều và thường có nghĩa là bạn sẽ chỉ phải thanh toán một lần hàng tháng cho tiền thuê nhà và các tiện ích. Thông thường, chi phí ở ký túc xá khoảng 7.000 – 9.000 USD/năm.

Tuy nhiên, chỗ ở tại ký túc xá không phải lúc nào cũng có sẵn, vì vậy, bạn phải đăng ký sớm để giữ chỗ nếu chọn hình thức này.

Ở cùng với người bản địa (homestay tại Mỹ) Chi phí ở homestay tại khu vực trung tâm khá đắt đỏ, nhưng nếu homestay bạn chọn nằm ở khu vực ngoại ô thì chi phí rẻ hơn rất nhiều.

Thông thường, chi phí thuê nhà dưới hình thức này là khoảng 6.000 – 10.000 USD/ năm.

Thuê căn hộ chung với bạn bè Giá thuê nhà chung hiện nay rơi vào khoảng 1.000 USD/tháng cho căn hộ 2 phòng ngủ. Hình thức nhà ở này phù hợp với những học sinh có tiềm lực tài chính tốt và muốn có nhiều không gian riêng tư trong thời gian du học Mỹ.
  • Chi phí ăn uống

Chi phí ăn uống du học Mỹ tùy thuộc phần nhiều vào nơi bạn đang sống và chọn bạn tự nấu cơm ở nhà hay ăn ở bên ngoài. Ví dụ, ở những vùng ngoại ô thường có giá thực phẩm rẻ hơn nên chi phí ăn uống sẽ dễ chịu hơn so với những khu vực ở trung tâm. Trung bình, chi phí cho việc ăn uống khi du học Mỹ khoảng 200 – 400 USD/tháng.

Thực phẩm ở Mỹ khá phong phú, bạn có thể dễ dàng mua chúng tại các hệ thống siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi.

  • Chi phí đi lại

Khi du học tại Mỹ, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện công cộng hoặc phương tiện cá nhân. Với phương tiện cá nhân, ngoài tiền thuê, bạn còn phải trả các khoản phí khác như: tiền nhiên liệu, tiền gửi xe và tiền bảo trì mỗi tháng. Nhìn chung, lựa chọn này khá tốn kém.

Hệ thống giao thông công cộng tại Mỹ rất hiện đại và đa dạng. Xe buýt, tàu điện  ngầm và xe lửa là những phương tiện di chuyển được hầu hết du học sinh Mỹ chọn vì tiền vé của chúng khá rẻ.

  • Vé tàu, vé xe buýt ngày: 2 USD
  • Vé tháng xe buýt: 60 USD
  • Vé tháng tàu điện ngầm: 56 USD (không giới hạn lượt đi)
  • Các loại chi phí khác

Chi phí khi du học Mỹ không chỉ bao gồm chi phí nhà ở, chi phí ăn uống và chi phí đi lại, mà còn gồm các khoản phí như:

  • Tiền điện nước, gas: 60 – 100 USD/ tháng.
  • Phí dùng mạng: khoảng 50 USD/ tháng.
  • Tiền điện thoại khoảng 20 – 50 USD/ tháng
  • Phí chi cho giải trí như shopping, xem phim, …: 80 – 200 USD/ tháng. Số tiền này sẽ linh hoạt thay đổi tùy theo nhu cầu chi tiêu và khả năng tài chính của mỗi người

Ngoài ra, một chi phí chính mà sinh viên quốc tế phải xem xét là chi phí chăm sóc sức khỏe. Không giống như ở các điểm đến du học phổ biến khác, như Vương quốc Anh hay Đức, không có cơ quan y tế nhà nước nào ở Hoa Kỳ. Toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe là hoàn toàn tư nhân và được điều hành như một thị trường tự do. Thông thường, chi phí bảo hiểm y tế: khoảng 400 – 500 USD/năm.

4. Học bổng du học Mỹ

Mặc dù học phí và chi phí tại Mỹ là đắt đỏ hàng đầu thế giới, nhưng chất lượng giáo dục của Mỹ vẫn khiến cho việc học tập tại đất nước này trở nên đáng giá. Sự kết hợp của nền giáo dục tuyệt vời cũng có nghĩa là có rất nhiều học bổng dành cho những ai muốn học tập tại Hoa Kỳ.

Có hàng trăm học bổng dành cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, từ những học bổng một phần cho đến học bổng toàn phần. Một số học bổng phụ thuộc vào chuyên ngành bạn học, trường bạn học hoặc việc bạn học ở bang nào.

Một số học bổng tại Mỹ bạn có thể tham khảo như: financial aid (gói hỗ trợ tài chính không hoàn lại), scholarship (học bổng bán phần), loan (khoản cho vay có thế chấp với lãi suất thấp)…Trong một số trường hợp, học bổng thậm chí có thể giúp hỗ trợ đơn xin thị thực của bạn.

5. Du học Mỹ có được làm thêm không?

5.1 Việc làm thêm tại Mỹ khi đang học tập

Trước thực tế này, nhiều du học sinh rơi vào tình cảnh phải đi làm thêm để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt. Tất nhiên, làm việc bán thời gian không chỉ là một quyết định dựa trên nhu cầu. Nó có thể rất tốt cho bất kỳ sinh viên nào, vì nó sẽ giúp bạn xây dựng một bản sơ yếu lý lịch vững chắc và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu của bạn.

Nhưng bạn phải nhớ rằng, chính phủ Hoa Kỳ không cho phép sinh viên quốc tế được làm việc bất hợp pháp. Bạn vi phạm quy tắc này, bạn có thể phải đối mặt với việc bị đuổi học và bị trục xuất. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn không thể làm việc trong những năm học của mình. Cụ thể, nếu muốn đi làm, bạn phải đạt điểm A trong 2 năm học liên tiếp và phải có giấy bảo lãnh của giáo sư mới được phép làm thêm, nhưng chỉ trong khuôn viên trường.

Bạn sẽ được cấp thị thực F-1 hoặc M-1 khi bạn là sinh viên toàn thời gian. Với thị thực này, bạn được phép làm việc trong khuôn viên trường học của bạn trong tối đa 20 giờ/tuần và có thể làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ. Tuy nhiên, bạn chỉ có thị thực du lịch B-1, bạn không được phép làm bất cứ công việc làm thêm nào tại Mỹ.

Một số công việc bạn có thể làm trong khuôn viên trường học như: Trợ giảng, làm thêm tại thư viện, làm nhân viên tại các quán ăn tự phục vụ… Trước khi bắt đầu công việc làm thêm, bạn cần cân nhắc kĩ càng đến quỹ thời gian cũng như sức khỏe của mình để không làm ảnh hưởng đến kết quả học tập mà vẫn có thể kiếm thêm thu nhập.

5.2 Các công việc làm thêm ở ngoài trường học

Việc làm thêm ngoài khuôn viên trường chỉ dành cho sinh viên F-1 đã hoàn thành ít nhất 1 năm học đầy đủ của chương trình học và những người có khó khăn kinh tế trong diện trường hợp khẩn cấp của Bộ An ninh Nội địa như: học phí hoặc chi phí tăng cao, mất đi nguồn hỗ trợ tài chính từ gia đình, mất việc làm tại trường học nhưng không phải lỗi do mình….

5.3 Các chương trình đào tạo thực hành cho sinh viên

Có hai chương trình đặc biệt được tạo ra cho những sinh viên muốn tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên của mình, đó là Đào tạo thực hành tùy chọn (OPT) và Đào tạo thực hành ngoại khóa (CPT).

Trong đó, CPT được các trường thiết kế ra, giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội áp dụng kiến thức của mình vào trong thực tiễn, từ đó có thêm thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu của mình.

Thời gian làm việc thực hành ngoại khóa không giới hạn hàng tuần, bạn được phép làm việc toàn thời gian. Tuy nhiên, bạn cần phải hoàn thành xong 1 năm học và được sự thông qua của văn phòng sinh viên quốc tế và có giấy cấp phép làm việc của Sở di trú và nhập cảnh ở Hoa Kỳ mới có thể bắt đầu tham gia chương trình đào tạo thực hành ngoại khóa CPT.

Khi bạn đã học được 9 tháng với visa F-1, bạn có thể đăng ký chương trình đào tạo thực hành tùy chọn. Điều này có nghĩa là bạn được phép làm việc ngoài khuôn viên trường để tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế và bạn cũng được phép làm việc trong khoảng 12 tháng sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, bạn tốt nghiệp nhóm ngành STEM (các ngành về công nghệ, kỹ thuật, khoa học, toán học) sẽ được làm việc tại Hoa Kỳ lên đến 36 tháng.

6. Cơ hội nghề nghiệp tại Mỹ sau khi ra trường

6.1 Xin cấp thị thực lao động

Bạn có thể nộp đơn xin thị thực tạm thời (H-1B) dưới sự đảm bảo của một Công ty khi bạn muốn ở lại Mỹ sau tốt nghiệp nhưng không muốn tiếp tục tham gia vào bất kỳ chương trình đào tạo nào khác. Thị thực này cho phép bạn lưu trú tại Mỹ lên đến 3 năm và có thể gia hạn lên tối đa 6 năm. Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn phải xin được một việc làm chính thức tại một Công ty bên Mỹ.

6.2 Chương trình Optional Practical Training (OPT)

Chương trình Đào tạo thực hành tùy chọn cho phép bạn có thể làm việc trong khoảng 1 năm (tối đa 3 năm) sau khi tốt nghiệp ở lĩnh vực mà bạn nghiên cứu.

6.3 Chương trình đầu tư EB5 hoặc EW

Với chương trình đầu tư EW, bạn phải tốn một ít chi phí và phải đáp ứng các điều kiện kèm theo như: đang sống hợp pháp tại Mỹ, không có tiền án tiền sự, đơn I-20 vẫn còn thời hạn, đủ sức khỏe, cam kết làm việc toàn thời gian…

Còn với chương trình đầu tư EB5, ban phải có điều kiện kinh tế để đầu tư 500.000 USD (được hoàn lại sau 5 năm) vào một dự án EB5 tại Mỹ. Khi có được visa EW hoặc EB5, du học sinh hoàn toàn có quyền lợi & nghĩa vụ như 1 công dân Mỹ.

6.4 Kết hôn với người có quốc tịch Hoa Kỳ

Một phương án khác để bạn có được thẻ xanh là kết hôn với người có quốc tịch Mỹ, sau đó tiến hành xin chuyển đổi visa và đăng ký tình trạng thường trú.

7. Hồ sơ visa du học Mỹ

7.1 Độ tuổi quy định

Du học Mỹ không quy định cụ thể về độ tuổi. Bạn có thể nộp hồ sơ xin visa và nhập học nếu bạn được một trường học tại Mỹ nhận vào học và đáp ứng các điều kiện về tiếng Anh, tài chính…

7.2 Yêu cầu về tiếng Anh

Tiếng Anh là một trong những điều kiện bắt buộc khi du học Mỹ. Mỗi trường, mỗi ngành học sẽ có yêu cầu đầu vào tiếng Anh, ví dụ:

IELTS TOEFL Ibt
·    Cao đẳng: 5.5 trở lên

·       Đại học, sau Đại học : 6.0 – 6.5 trở lên

·  Cao đẳng: 61 điểm trở lên

· Đại học: 79 – 90 điểm

Lưu ý: Bạn chỉ cần làm bài thi SLEP (Secondary Level English Proficiency) và đạt điểm tối thiểu 45 mà không cần 2 chứng chỉ trên khi bạn du học Mỹ bậc THPT.

  • Yêu cầu về trình độ

Bên cạnh yêu cầu về tiếng Anh và điểm GPA ở mức trung bình, du học sinh còn phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ như:

  • GP: Từ 7,0 trở lên
  • SA: Từ 1.000 điểm trở lên
  • GRE: Trung bình 300 điểm
  • GMAT: 700 điểm trở lên

Trong đó, GRE và GMAT dành cho du học sinh chương trình sau Đại học; SAT, ACT dành cho du học sinh chương trình Đại học.

8. Điều kiện về tài chính

Bên cạnh trình độ ngôn ngữ và trình độ học vấn  thì chứng minh tài chính cũng là một điều kiện tiên quyết khi du học Mỹ. Để chứng minh bạn có đủ tài chính theo học tại xứ sở cờ hoa, bạn cần nộp Form I-20 cùng xác nhận số dư ngân hàng. Trong đó, số dư tối thiểu phải bằng hoặc hơn chi phí du học năm đầu tiên (bao gồm cả học phí, sinh hoạt phí và các khoản dự phòng).

8.1 Điều kiện xin thư chấp nhận học I – 20 từ trường

  • Đơn xin nhập học (theo mẫu đơn của trường).
  • Thư giới thiệu của giáo viên
  • Bằng tốt nghiệp chương trình học gần nhất.
  • Học bạ, bảng điểm được dịch sang tiếng Anh.
  • Giấy xác nhận, thẻ sinh viên cho người còn đang đi học.
  • Bài luận
  • Bản sao hộ chiếu (còn hạn).
  • Phí ghi danh: tùy vào yêu cầu của nhà trường và phí này sẽ không được hoàn lại.
  • Giấy xác nhận số dư ngân hàng

9.2 Các giấy tờ cần mang theo

  • Vé máy bay
  • Hộ chiếu còn thời hạn 06 tháng và thị thực nhập cảnh
  • Một số ảnh 3×4 và 4×6 để dùng khi cần làm các loại thẻ
  • Giấy tờ bảo hiểm
  • Các giấy tờ liên quan tới quá trình học tập trước đây, hồ sơ tiêm chủng,…
  • Các giấy tờ liên quan tới trường học chuẩn bị đăng ký nhập học: thư mời nhập học, người đón ở sân bay, thông tin về nhà ở
  • Dán tên, địa chỉ, nơi bạn đến, số điện thoại liên lạc lên tất cả túi hành lý
  • Ghi lại đồ đóng gói trong mỗi vali để tiện trình báo trong trường hợp thất lạc
  • Kiểm tra những đồ sẽ bị cấm mang và sử dụng ở Mỹ
  • Các loại thuốc dự phòng thông thường
  • Số điện thoại, email cần thiết
  • Một ít tiền tiêu vặt trong thời gian đầu

Leave Comments

0906 904 198
0906904198