Trước mỗi chuyến du lịch Châu Âu, vấn đề khiến nhiều người đau đầu nhất chính là thủ tục xin visa Schengen. Visa Schengen thuộc hàng khó xin vì yêu cầu rất nhiều điều kiện, kèm theo tình trạng hiện nay an ninh bất ổn khiến việc xét duyệt thủ tục xin visa Schengen càng gắt gao hơn. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho bạn khi xin visa Schengen
1. Visa Schengen là gì?
Visa Schengen là thị thực dùng để du lịch tại các quốc gia châu Âu thuộc khu vực Schengen. Người nước ngoài chỉ cần có visa của một trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực này.
Hiện tại theo hiệp ước Schengen đã có 26 quốc gia tham gia vào khối Schengen bao gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxemburg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, và Na Uy, Iceland và Thụy Sĩ.
2. Visa Schengen có thể đi được những nước nào?
Khi có visa Schengen, bạn không chỉ có quyền nhập cảnh tại 26 quốc gia thuộc khối này, mà còn có quyền lợi được hưởng chính sách miễn thị thực ở một số quốc gia khác như: Colombia, Thổ Nhĩ Kỳ, Cyprus, Croatia v.v… với điều kiện visa Schengen còn trong thời hạn hiệu lực.
3. Visa Schengen xin nước nào dễ nhất?
Có thể nói Pháp là quốc gia xét duyệt visa Schengen dễ nhất nhờ vào chính sách thu hút khách du lịch, visa du lịch Pháp có thời hạn lưu trú đến 90 ngày. Những quốc gia khác như Đức, Ba Lan, Cộng Hòa Séc… sẽ có thời gian xét duyệt lâu và quy trình cũng gắt gao, yêu cầu nhiều giấy tờ hơn.
Công dân Việt Nam – khi làm thủ tục xin visa Schengen – cần phải nhận được sự chấp thuận của tất cả các nước trong khối Schengen thì mới được cấp visa Schengen do đó, thời gian xét duyệt khá là lâu.
4.Có cần phỏng vấn khi xin visa Schengen không?
Có thể là có hoặc có thể là không, tùy trường hợp. Đa phần sẽ không phải tham gia trả lời phỏng vấn khi nộp hồ sơ xin visa, thế nhưng, trong trường hợp hồ sơ có chi tiết không rõ ràng, hoặc cần bổ sung thông tin thì bạn cần phải trình diện để trả lời phỏng vấn. Cần chú ý đến khả năng nói tiếng Anh vì lãnh sự quán sẽ không cấp phép cho người giao tiếp yếu, và không thể trả lời những câu hỏi cơ bản của họ.
5. Các loại visa Schengen
- Visa Schengen loại A
Visa Schengen loại A là visa quá cảnh, cho phép du khách lưu trú lại 1 trong 26 nước thuộc khối Schengen trong thời gian ngắn trước khi đi đến nước thứ 3 và không được rời khỏi khu vực quá cảnh trong sân bay. Tuy nhiên là loại visa này hiện không áp dụng cho công dân Việt Nam. Vậy nên nếu muốn quá cảnh ở một quốc gia Schengen, cần xin visa loại C.
- Visa Schengen loại C
Visa Schengen loại C là thị thực ngắn hạn với thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày trong vào 6 tháng sau khi được cấp visa. Ngay khi bạn nhập cảnh vào một nước thuộc khối Schengen thì thời hạn hiệu lực của visa đã được tính, có thể dùng visa loại C để đi du lịch, thăm người thân hay quá cảnh.
- Visa Schengen loại D
Visa Schengen Loại D là thị thực dài hạn, có hiệu lực đến tận 180 ngày. Visa này nhằm hỗ trợ cho mực đích học tập, nghiên cứu, công tác hoặc các trường hợp được cấp giấy phép cư trú.
6. Xin visa Schengen theo số lần nhập cảnh
- Visa Schengen nhập cảnh 1 lần
Nếu chỉ đến Châu Âu để đi du lịch hay thăm người thân, với lịch trình gói gọn trong các quốc gia Schengen, thì chỉ cần xin visa nhập cảnh một lần là được. Sau khi rời khỏi lãnh thổ Schengen sẽ không thể nhập cảnh lần 2 bằng visa này mà phải xin visa mới, dù cho visa cũ còn thời hạn hiệu lực hay không.
- Visa Schengen nhập cảnh 2 lần
Đây là loại visa thông dụng dành cho người cần quá cảnh 2 lần (chiều đi và chiều về) ở một nước Schengen, cho phép bạn bạn nhập cảnh tối đa 2 lần vào 1 trong 26 quốc gia thuộc khối này.
- Visa Schengen 1 năm, 3 năm và 5 năm
Khi sở hữu visa Schengen 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm có thể nhập cảnh nhiều lần vào khối Schengen trong thời gian tương ứng miễn sao thời gian lưu trú của mỗi lần nhập cảnh không quá 90 ngày/180 ngày. Dù tiện lợi nhưng thủ tục làm Visa Schengen dạng này thường không đơn giản. Có một lưu ý cần sở hữu ích nhất 1 visa nhập cảnh 2 lần trước khi làm thủ tục xin visa Schengen dài hạn.
7. Hồ sơ xin visa Schengen
HỒ SƠ CHỨNG MINH NHÂN THÂN
- Hộ chiếu: Chuẩn bị hộ chiếu gốc và 1 bản photo tất cả các trang. Hộ chiếu có thời hạn hơn 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trống dành cho visa và đóng dấu xuất nhập cảnh.
- Ảnh thẻ: cần nộp cần 2 ảnh thẻ phông trắng, kích thước 4x6cm, hình cần rõ mặt, tóc gọn gàng, để lộ vành tai.
- Tờ khai xin visa du lịch Schengen: nếu chỉ đi du lịch tại 1 quốc gia thì điền tờ khai của chính quốc gia đó. Nếu bạn du lịch trên 2 quốc gia, thì hãy làm tờ khai xin visa của quốc gia bạn lưu trú lâu nhất. Trong trường hợp, thời gian lưu trú tại các nước là bằng nhau, bạn hãy điền tờ khai xin visa Schengen ở quốc gia đầu tiên mà bạn ghé đến trong lịch trình.
- Bản sao giấy xác nhận bảo hiểm du lịch: bảo hiểm du lịch cần có hiệu lực trong toàn bộ thời gian lưu trú và có giá trị trên toàn khu vực Schengen. Bảo hiểm du lịch có mức đền bù tối thiểu là 30.000 EUR.
HỒ SƠ CHỨNG MINH CÔNG VIỆC
Nếu là nhân viên:
- Hợp đồng lao động còn hiệu lực
- Thư đồng ý cho nghỉ phép của cơ quan
Nếu là chủ doanh nghiệp:
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Sao kê tài khoản công ty trong vòng 6 tháng gần nhất
- Hóa đơn đóng thuế 3 tháng/ 1 năm gần nhất
Nếu là người đã nghỉ hưu:
- 1 bản photo y công chứng quyết định về hưu
- 1 bản sao có dấu công chứng thẻ hưu trí
- 1 bản sao y công chứng sổ lương hưu
Nếu là học sinh/ sinh viên:
- Bản photo y có dấu công chứng thẻ học sinh/ sinh viên
- Thư xác nhận sinh viên từ trường (bản gốc, có đóng dấu mộc của cơ sở đào tạo)
- Thư đồng ý cho phép nghỉ học trong thời gian du lịch (bản gốc, có mộc của cơ sở đào tạo)
Nếu là người lao động tự do hoặc không có việc làm:
Thư giải trình nguồn thu nhập hàng tháng/ hàng năm
HỒ SƠ CHỨNG MINH TÀI CHÍNH
- Bảng lương (nếu nhận qua tiền mặt) hoặc Sao kê tài khoản nhận lương 6 tháng gần nhất (nếu nhận lương hàng tháng qua tài khoản ngân hàng)
- Sao kê thẻ tín dụng/ tài khoản ngân hàng 6 tháng gần đây nhất, có mộc ngân hàng hoặc xác nhận hạn mức thẻ tín dụng gốc từ ngân hàng
- Thư xác nhận số dư tiết kiệm (bản gốc, có mộc ngân hàng) kèm theo bản photo các sổ/ Bản sao công chứng sổ tiết kiệm (nếu có).
- Giấy đăng ký ô-tô, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ đất, hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận cổ đông, cổ phiếu, trái phiếu,..(nếu có)
HỒ SƠ CHỨNG MINH CHUYẾN ĐI
- Thông tin vé máy bay khứ hồi của chuyến đi: xác nhận ngày đi ngày về, thông tin chuyến bay, hãng máy bay rõ ràng, uy tín.
- Xác nhận đặt phòng khách sạn: xác nhận đặt phòng khách sạn quốc gia mà du khách ghé đến
- Lịch trình chuyến đi cụ thể: Khi xin visa du lịch châu Âu Schengen, lịch trình chuyến đi cần phải chi tiết hết mức có thể và cần phải nắm rõ địa điểm nơi đi, nơi đến, nơi ở, các thông tin chuyến bay, các hoạt động du lịch bạn sẽ tham gia, hoặc thông tin về thân nhân tại đất nước bạn sắp ghé đến trong trường hợp bạn đi thăm người nhà, bạn nên lên hẳn một lịch trình chi tiết và nộp kèm trong tập hồ sơ
8. Thời gian xét duyệt và lệ phí xin visa Schengen
Thời gian xét duyệt visa Schengen là 15 ngày, nhưng đôi khi có thể kéo dài hơn nếu thông tin của bạn cần được xác minh thêm. Vì thế bạn nên đặt vé máy bay và khách sạn cách xa hơn 2 tháng để chắc chắn về thời gian.
Chi phí làm visa Schengen tự túc ngắn hạn khoảng 60 Euro (khoảng 1.550.000đ), không bao gồm các chi phí phát sinh như dịch thuật, công chứng. Bạn có thể đóng bằng tiền Euro hoặc tiền Việt ở hình thức tiền mặt hay thẻ đều được.
9. Thủ tục xin visa châu Âu
Bước 1: Hồ sơ được đánh giá là khâu quan trọng và mất nhiều thời gian nhất trong thủ tục xin visa Châu Âu, cần chuẩn bị đầy đủ theo check list Hali đề cập bên trên
Bước 2: Đăng ký tài khoản trên trang wed của Đại sư quán/Lãnh sự quán nước mà bạn muốn đến
Địa chỉ webste của trung tâm VFS Global ở Ý, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Bỉ, Phần Lan, Áo, Iceland, Na Uy, Lithuania: https://www.vfsglobal.com/en/individuals/index.html
Địa chỉ webste của trung tâm TLS Contact ở Pháp, Thụy Sĩ, Estonia: https://fr.tlscontact.com/vn/HAN/index.php?l=vi
Địa chỉ webste của trung tâm BLS International ở Tây Ban Nha: https://vietnam.blsspainvisa.com/vietnamise/
Bước 3: Đặt lịch hẹn với trung tâm thị thực
Bước tiếp theo, quý khách cần đặt được lịch hẹn với trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực.
*Lưu ý: Lịch hẹn được đặt sớm nhất là 90 ngày và chậm nhất là 15 ngày trước ngày khởi hành chuyến đi.
Bước 4: Nộp hồ sơ xin visa châu Âu
Sau khi đặt lịch hẹn thành công, TLS Contact sẽ gởi bạn giấy hẹn với thời gian bạn đã đăng ký trước đó. Đương đơn cần lưu ý thời gian và địa điểm nộp hồ sơ để đến đúng theo lịch hẹn. Khi đi nộp, bạn cần mang theo tất cả giấy tờ hồ sơ theo yêu cầu, bao gồm cả giấy xác nhận lịch hẹn. Nhân viên tiếp nhận tại trung tâm thị thực sẽ kiểm tra và thụ lý hồ sơ xin visa châu Âu của bạn.
Khi đến nộp hồ sơ, một số quốc gia châu Âu sẽ yêu cầu việc lấy sinh trắc học của đương đơn (chụp hình và lấy dấu vân tay). Vì vậy, bạn cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
Địa chỉ TLS:
L08 – Tầng 12A, tòa nhà Vincom Đồng Khởi, 72 đường Lê Thánh Tôn và 45A đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ VFS Global:
Tầng 2, tòa nhà Ocean Park, 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Tầng 3, Tòa nhà Resco, 94-96 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Bước 5: Đóng lệ phí xin visa du lịch châu Âu
Lệ phí visa du lịch Châu Âu bao gồm phí xin thị thực của cơ quan lãnh sự và phí dịch vụ của Trung tâm tiếp nhận hồ sơ. Phí xin visa theo quy định là 80€. Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi trả phí 40€. Lưu ý lệ phí thị thực Châu Âu cần trả bằng tiền Việt Nam Đồng theo tỉ giá hiện hành.
*Lưu ý: Lệ phí visa châu Âu sẽ không được hoàn lại dù bạn rớt visa.
Bước 6: Nhận kết quả
10. Kinh nghiệm xin visa châu Âu (Schengen)
- Hồ sơ xin visa châu Âu là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc có được cấp visa hay không. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Lãnh sự quán/Đại sứ quán nước sở tại.
- Chọn loại visa phù hợp với mục đích du lịch của bạn. Có nhiều loại visa châu Âu khác nhau, như visa du lịch, visa công tác, visa học tập, visa thăm người thân,…Bạn nên xin loại visa phù hợp với mục đích để tránh bị từ chối hoặc gặp khó khăn khi nhập cảnh.
- Nên cung cấp thông tin trung thực, rõ ràng. Tuyệt đối không được làm giả giấy tờ vì nếu trường hợp bị phát hiện. Bạn có thể bị đánh rớt visa ngay lập tức và muốn xin lại những lần sau rất khó đậu. Thậm chí còn ảnh hưởng đến việc xin visa các nước khác như Mỹ, Canada, Úc.
- Nếu bạn xin visa Châu Âu có thư mời người thân và được lo toàn bộ chi phí thì cần chứng minh khả năng tài chính của người đó.